Làm giàu từ chăn nuôi
Bạn muốn làm giàu bằng chăn nuôi? Nhưng bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm nhé!
Học cách chăn nuôi làm giàu
Học làm giàu không khó. Bất kể bạn chăn nuôi gà, thỏ, lợn, dúi cho đến các loại thuỷ hải sản, cá tôm mực …, cách làm giàu từ chăn nuôi luôn xuất phát từ mô hình chăn nuôi hiệu quả. Để có được mô hình chăn nuôi hiệu quả, bạn cần nắm rõ nhu cầu của thị trường về loài vật mình chuẩn bị bắt tay vào nuôi.
Khi khảo sát thị trường, bạn nên liên hệ với các trung tâm khuyến nông địa phương để nắm được các thông tin về sản lượng cung và nhu cầu của thị trường tại nơi bạn đang sinh sống và các vùng lân cận. Từ đó, bạn sẽ có được khái niệm rằng con vật mình dự định chọn có phù hợp hay không. Nếu nhu cầu không cao hoặc cạnh tranh quá nhiều, lời khuyên là bạn nên tìm một loài vật khác nếu trong tay không nắm giữ công nghệ vượt trội hoặc lợi thế cạnh tranh nào rõ ràng.
Sau khi khảo sát thị trường và xác định vật nuôi tiềm năng, bạn cần đầu tư thời gian nghiêm túc học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi từ nhiều nguồn. Nên nhớ những kiến thức tìm thấy được trên mạng Internet hoặc từ người đi trước chỉ là nền móng, bạn cần tiếp tục thử nghiệm những cách nuôi đó xem có phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương hay không. Nên tiếp thu kiến thức có chọn lọc và áp dụng những thay đổi hợp lý để loài vật bạn nuôi sinh trưởng và phát triển mạnh khoẻ, mang lại nguồn lợi tài chính dồi dào cho bản thân và gia đình.
Sau khi nắm vững kỹ thuật cho loại vật nuôi mình đã chọn, bạn hãy viết ra một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và thực tế. Đây sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động bạn làm, mà từ đó giúp bạn chăn nuôi làm giàu.
Ngoài ra, khi muốn làm giàu từ chăn nuôi cũng nên lập một bảng dự trù kinh phí trên Excel để bạn có thể dễ dàng thay đổi các thông số, phù hợp với các điều chỉnh mới nhất ví dụ như dự trù kinh phí nuôi thỏ.
Tại Việt Nam, nền kinh tế trang trại chăn nuôi hiện đang tương đối phát triển cùng với những mô hình trang trại hiệu quả, đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho nông dân. Hãy cùng giaunhanh.com tìm hiểu tiếp những mô hình trang trại chăn nuôi hiệu quả nhé!
Những mô hình trang trại chăn nuôi thành công
1/ Mô hình Vườn – Ao – Chuồng (VAC)
Đây là mô hình trang trại quen thuộc của nông dân Việt Nam. VAC là một mô hình thâm canh sinh học cao, trong đó trồng trọt và nuôi trồng thủy sản cũng như chăn nuôi gia súc gia cầm là chính, có quan hệ khắng khít với nhau, tạo nên một một hệ thống canh tác tổng thể, giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nguồn nước và năng lượng mặt trời để đạt tới hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp.
Tiêu biểu cho mô hình kinh tế hiệu quả này là trang trại của Ông Nguyễn Trọng Bộ, thôn Tân Tự, xã Đông Tân, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông đã kết hợp nuôi heo, cá, gia cầm và trồng cây hoa màu, cây ăn quả với nhau. Bên cạnh đó ông còn mở dịch vụ câu cá thư giãn. Vài năm trở lại đây, trừ đi chi phí thì số lãi ổn định mà ông thu được thường ở mức 200 – 300 triệu đồng/năm.
2/ Biến thể của mô hình VAC
Từ mô hình VAC nói trên, những người nông dân giỏi giang của chúng ta đã mở rộng bất động sản của họ để đầu tư, phát triển nhiều mô hình khác như Vườn – Ao – Hồ, Vườn – Ao – Chuồng – Ruộng, Vườn – Ao – Chuồng – Rừng. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểm thêm về những mô hình trang trại hiệu quả “đặc biệt” này.
- Vườn – Ao – Chuồng – Ruộng (VACR)
VACR là mô hình kinh tế trang trại kết hợp nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản với trồng cây ăn trái và trồng lúa nước. Mô hình này thường được áp dụng ở các tỉnh miền Tây và đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa lớn của Việt Nam.
Với mô hình này, gia đình ông Trần Kim Được, trú tại xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu được công nhận là mô hình trang trại thành công được nhiều nông dân đến tham quan học tập kinh nghiệm.
Thành quả lao động của ông là hơn 200 triệu đồng/năm cho việc bán lúa, 35 triệu đồng/năm cho việc bán trái cây, riêng heo và cá cho ông thu nhập gần 15 triệu đồng.
- Vườn – Ao – Chuồng – Rừng
Một mô hình kinh tế trang trại khác cũng có tên viết tắt là VACR và được nhiều nông dân các tỉnh vùng rừng núi áp dụng chính là mô hình Vườn – Ao – Chuồng – Rừng. Việc xây dựng và phát triển mô hình trang trại theo hướng tổng hợp VACR này đã giúp nhiều gia đình xóa đói giảm nghèo.
Tiêu biểu cho gương xóa đói giảm nghèo cùng loại mô hình kinh tế hiệu quả này là chàng trai trẻ Hoàng Trung Hiếu, một đoàn viên thanh niên của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Anh đã kết hợp thành công việc nuôi lợn rừng với gà thương phẩm và cá. Không chỉ thế anh còn trồng các loại cây như quế, keo, mỡ…vừa giúp tăng thu nhập cho gia đình vừa góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc. Mỗi năm anh thu về cho mình gần 200 triệu đồng, sau khi đã trừ hết chi phí.
- Vườn – Ao – Hồ
Nguyễn Lê Ngọc Chinh, một đoàn viên thanh niên đến từ thị trấn Dương Minh Châu, H.Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh đã cải tiến mô hình trang trại hiệu quả VAC thành mô hình trang trại Vườn – Ao – Hồ.
Khởi nghiệp từ 120 triệu đồng của mẹ, sau khi tham khảo giá nhà đất, Chinh đã tiến hành mua thêm đất để đào ao nuôi cá lóc, xây hồ nuôi ba ba và trồng cây dừa xiêm trên bờ ao. Mô hình kinh tế trang trại này đã mang lại cho chàng trai doanh thu hơn 1,2 tỉ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 240 triệu đồng/năm.
- Mô hình kinh tế trang trại trên cát
Cũng được phát triển từ mô hình trang trại thành công VAC, nhưng điểm khác biệt ở đây là địa điểm nuôi trồng hoàn toàn trên cát. Mô hình kinh tế hiệu quả này được những người nông dân Quảng Bình xây dựng và phát triển.
Trong những mô hình trang trại chăn nuôi trên cát mang lại hiệu quả kinh tế cao, thì mô hình của ông Võ Đại Nghĩa tại vùng cát Hải Ninh được xem là điển hình. Siêu trang trại của ông nuôi tôm, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi cá. Mỗi năm, ông đạt doanh thu 35 – 37 tỉ đồng, tạo thu nhập cho người địa phương với mức lương ổn định từ 1,5 – 3,5 triệu đồng/tháng.
3/ Mô hình trang trại khép kín
Bên cạnh những mô hình tổng hợp trên, chúng ta còn có một mô hình kinh tế hiệu quả khác là mô hình trang trại khép kín “ Trồng cỏ, nuôi bò và trùn quế”.
Trùn quế có thể giúp tăng sức đề kháng, kích thích ăn nhiều, mau lớn cũng như nâng cao khả năng sinh sản và năng suất sữa ở bò nên rất nhiều mô hình trang trại thành công với quy trình chăn nuôi mới này.
4/ Mô hình trang trại kết hợp với sinh thái
Đây là một mô hình kinh tế trang trại hiệu quả mới du nhập vào Việt Nam gần đây. Mô hình trang trại này được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa nuôi trồng và dịch vụ du lịch sinh thái.
Ở các quốc gia khác, nhưng mô hình kinh tế hiệu quả như vậy rất nhiều, chẳng hạn như nông trại Chockchai kết hợp chăn nuôi bò sữa và dịch vụ du lịch. Hay, Ark Farm của Nhật Bản.
Ở Việt Nam, hiện cũng có một số mô hình trang trại thành công kiểu này mà tiêu biểu là khu du lịch sinh thái Suối Hoa, Đà Nẵng kết hợp du lịch với trồng tre điền trúc, cây cảnh và rừng keo lá tràm.
Việt Nam của chúng ta là nước hơn 70% làm nông nghiệp với rất nhiều những triệu phú, tỉ phú nông dân. Sự thành công của họ đến từ mồ hôi, nước mắt, đến từ sự lao động cần cù trên những mô hình kinh tế trang trại. Những mô hình trang trại hiệu quả của họ không chỉ mang lại lợi nhuận cho gia đình mà còn góp phần phát triển nền kinh tế trang trại của Việt Nam cũng như làm cho quê hương, đất nước thêm giàu mạnh.
Hãy đọc phần tiếp theo này để biết những lưu ý khi lập trang trại chăn nuôi nhé!
Những vấn đề cần quan tâm khi lập trang trại chăn nuôi
Phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại không những giúp người chăn nuôi có công ăn việc làm, mang lại thu nhập ổn định cuộc sống mà còn vươn lên làm giàu.
Từ trước tới nay đã có rất nhiều trang trại, gia trại ăn nên làm ra từ phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, cũng không ít gia đình cũng bị khuynh gia bại sản vì chăn nuôi, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó nổi cộm nhất là vấn đề thiếu kiến thức, tư tưởng nóng vội trong quá trình đầu tư xây dựng trang trại, gia trại. Để phần nào định hình được trang trại, gia trại mà mình định làm, bà con cần chú ý mấy vấn đề sau:
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu kỹ chủ trương, chính sách về đất đai và những vấn đề có liên quan đến đất đai như: văn bản hướng dẫn tại địa phương về vấn đề trang trại, quy hoạch đất, môi trường, thuế... và tiến hành thận trọng đúng luật pháp những quy định trên. Đối với những người chăn nuôi gia trại nhỏ lẻ gần khu dân cư... phải chú ý đến vấn đề xử lý chất thải, mùi hôi như thế nào để không làm ô nhiễm môi trường sống của gia đình cũng như cộng đồng xung quanh.
Tiếp theo, cần thu xếp thời gian đi tham quan học hỏi ở nhiều mô hình, nhiều địa phương, nhiều đối tượng khác nhau trước khi lập trang trại để học hỏi và rút ra những bài học kinh nhgiệm bổ ích cho mình. Những vấn đề cần quan tâm khi đi tham quan học hỏi nên tập trung vào những nội dung sau:
- Những đặc điểm sinh thái và tập quán trong vùng.
- Quy mô trang trại.
- Mô hình trang trại, định hướng sản xuất, sản phẩm dịch vụ chủ yếu.
- Phương pháp chăn nuôi, những vấn đề them chốt hoặc bí quyết kỹ thuật.
- Hiệu quả kinh tế chung về từng loại vật nuôi.
- Thị trường tiêu thụ.
- Cách tổ chức điều hành và sử dụng nhân lực (lao động).
- Đặc biệt là những nguyên nhân thành công, không thành công của từng trang trại.
Sau khi đi khảo sát thực tế, cần dành nhiều thời gian tham khảo sách báo, tư liệu kỹ thuật có liên quan để nâng cao kiến thức, trên cơ sở đó quyết định mô hình chăn nuôi và tổ chức điều hành thực hiện.
Để làm được điều này, trước hết phải trả lời cho sáng tỏ câu hỏi: “Làm gì”. Một định hướng kinh doanh trang trại sẽ đảm bảo thắng lợi đến 80%. Giảm thiểu tới mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra.
Vấn đề đó là, làm trang trại không phải là làm thí nghiệm, hoàn cảnh không cho phép chúng ta lần lượt áp dụng các mô hình khác nhau để chọn lấy một mô hình tối ưu, bởi lẽ nó có thể làm chúng ta mất 3 năm, 5 năm. (ví dụ: Khi nuôi 1 con vật phải hết chu kỳ của nó mới đánh giá hết được, hay chuồng nuôi chuyên dụng đã xây xong không thể phá bỏ đi mà không gây ra những thiệt hại to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần...).
Nhưng thế nào là một định hướng đúng? đó là 1 mô hình trang trại khi sản phẩm của nó được thị trường chấp nhận, vốn quay vòng nhanh và sinh lời rõ rệt. Để đạt được điều đó, chúng ta nên bỏ thêm công sức đi nghiên cứu thị trường. Chính thị trường là người cố vấn cao nhất gợi ý cho chúng ta nên làm gì? Hãy bán những thứ thị trường cần chứ đừng bán những gì mình có.
Một vấn đề không kém phần quan trọng nữa là phải tham khảo, lấy ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học. Có thể nói việc lập trang trại dựa trên cơ sở khoa học thực tiễn chính là “chìa khóa” thành công trong chăn nuôi hiện nay. Việc tham khảo, lấy ý kiến chuyên gia phải được thực hiện ngay từ việc góp ý cho ý tưởng, tư vấn thiết kế xây dựng chuồng trại, trang thiết bị sử dụng, kiến thức khoa học kỹ thuật chuyển giao, kỹ năng thực hành và cả những hỗ trợ, can thiệp chuyên môn...
Một việc làm hết sức quan trọng, không thể bỏ qua đó là phải xây dựng dự án kinh doanh của gia trại, trang trại. Như chúng ta đã biết, giữa định hướng mô hình trang trại với dự án kinh doanh cụ thể thường có những điểm chung nhưng không hoàn toàn thống nhất.
- Định hướng mô hình là trả lời câu hỏi: Chăn nuôi con gì?
- Dự án kinh doanh là trả lời cho câu hỏi: Chăn nuôi như thế nào? quản lý vốn, đất đai, máy móc, nhân công ra làm sao?.
Dự án kinh doanh trang trại thực chất là một bản kế hoạch tổng hợp bao gồm những biện pháp cụ thể nhằm triển khai thực hiện những ý tưởng đã được khẳng định.
Hiện nay, việc chăn nuôi phải được định hướng theo nhu cầu thị trường, do đó cần có phương án tốt mới có khả năng thành công. Bỏ thêm công sức, thời gian và cả tiền bạc để xây dựng dự án kinh doanh trang trại đúng đắn sẽ giúp chúng ta yên tâm đầu tư. Chủ động lường trước khó khăn và tìm biện pháp khắc phục kịp thời. Dự án càng khoa học, sát thực tiễn càng giúp chúng ta quản lý, điều hành trang trại một cách có hiệu quả, tốn ít công sức, giảm chi phí và ngăn ngừa rủi ro.
Cuối cùng là việc tổ chức thực hiện: Sau khi dự án được thông qua (đã tham khảo ý kiến chuyên gia, bạn bè...) chúng ta nên bắt tay vào tổ chức thực hiện càng sớm càng tốt. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung những nội dung mới vào dự án cho phù hợp với những biến động trong thực tiễn trang trại và trên thị trường.... bởi lẽ giữa ý đồ, kế hoạch do chúng ta đưa ra so với thực tế bao giờ cũng có một khoảng cách nhất định.
Một trong những bài học quý giá mà những người làm trang trại giỏi đem đến cho chúng ta không chỉ là “ý chí quyết tâm, sự cần cù chịu khó với tinh thần mạnh dạn sáng tạo” mà còn phải có “bản lĩnh của một ông chủ, một người chỉ huy tác chiến, một nhà tổ chức tài năng”.
Mọi dự án đều nằm trên giấy, chỉ khi nào chúng ta tổ chức thực hiện chúng mới biến thành sự sống giúp ích cho chúng ta.
Tham khảo những cách chăn nuôi hiệu quả ở đâu?
Tham khảo những cách chăn nuôi hiệu quả tại MuaBanNhanh.com. Hãy xem ngay: Thức ăn chăn nuôi
Nguồn: http://giaunhanh.com/lam-giau-tu-chan-nuoi-4148.html
Đăng bởi Trúc Phương Tags: bí quyết chăn nuôi làm giàu, cách chăn nuôi làm giàu, cách làm giàu, chăn nuôi làm giàu, Giàu nhanh, Học cách chăn nuôi làm giàu, kinh nghiệm chăn nuôi làm giàu, làm giàu, Làm giàu từ chăn nuôi, lưu ý khi chăn nuôi làm giàu