Kinh nghiệm để bán được hàng trực tuyến
Chúng ta thường nói người biết nắm vững thời cơ là bậc hào kiệt, mà ngày nay ngành nghề "hot" nhất nào không liên quan đến các sản phẩm qua mạng Internet. Phương pháp kiếm tiền thì trăm phương ngàn kế, ở đây chúng tôi sẽ tổng kết một số điều nho nhỏ dựa trên kinh nghiệm của mình về bán hàng qua mạng.
12 Kinh nghiệm trong kinh doanh qua mạng
1. Lượng thông tin mà các khách hàng tiềm năng của chúng ta có thể có được ngày càng nhiều, nhưng sức chú ý của họ lại có hạn, do đó chúng ta phải nghĩ biện pháp để cung cấp cho họ những thông tin miễn phí có ích cho cuộc sống và công việc của họ, tranh thủ được sự chú ý của họ, từ đó đạt được mục tiêu để họ mua hàng.
2. Thông qua thư điện tử, định kỳ gửi thư điện tử đến các khách hàng và người có tiềm năng mua hàng của chúng ta. Mục đích của việc làm này là khiến cho họ "định kỳ nghĩ đến chúng ta".
3. Nếu như ngành kinh doanh của chúng ta có tính chất toàn quốc hoặc quốc tế, thì việc thiết kế website là vô cùng cần thiết. Trên thực tế, mỗi trang web là một mặt bằng cửa hàng không đóng cửa của bạn, dưới tiền đề có đủ các kỹ năng bán hàng qua mạng, có thể giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của chúng ta tới các đối tượng khách hàng tiềm năng 24/24 giờ. Đợi đến khi các thương vụ điện tử qua mạng trở nên quen thuộc rồi, trang web sẽ có thể giải quyết việc kinh doanh 24/24 giờ. Đến lúc đó, chúng ta mới có thể thực sự thực hiện được "cho dù là trong khi ngủ, tiền giấy vẫn đua nhau chạy vào túi".
4. Luôn luôn để ý đến những động thái, cơ hội mới, luôn luôn tìm hiểu xem trong quá trình sản xuất hoặc phục vụ một mặt hàng nào đó - liệu có biện pháp nào nhanh hơn, tốt hơn, rẻ hơn không?
5. Cố hết sức giảm bớt các chi tiêu mang tính chất thường xuyên. Cho dù việc kinh doanh có tốt đến đâu, nhưng giá thành cao, lại thiếu vận hành, cuối cùng cũng sẽ đi đến bước đóng cửa phá sản.
6. Chúng ta cần có một đội ngũ cố vấn, trong tình thế cần thiết, đội ngũ này có thể giúp ta đưa ra sách lược. Hình thức của đội ngũ này do tình hình thực tế của bạn để quyết định, chính thức hoặc không chính thức, từ 1-2 người đến các uỷ ban tư vấn có sự phân công rõ ràng, tóm lại là phải có một vài "quân sư" mới được. Cũng giống như các cố vấn pháp luật, bác sĩ gia đình... có thể cung cấp sự bảo đảm chất lượng cho đời sống pháp luật, sức khoẻ... của chúng ta - các vị quân sư kinh doanh này cũng có thể trợ giúp cho việc kinh doanh của chúng ta thành công. Bất luận thân phận của họ là gì: Giáo sư đại học, chuyên gia tư vấn, đối tác nghiệp vụ, bạn bè thân thiết..., chỉ cần có năng lực và chuyên môn về phương diện này là được.
7. Tham gia các lớp bồi dưỡng hoặc các buổi toạ đàm có liên quan, đọc các sách báo và tài liệu có liên quan, nhớ câu "cần không ngừng nạp điện". Những kiến thức và thông tin về phương diện thương mại, về kỹ xảo kinh doanh... là vô cùng quan trọng. Bởi vì trong thời đại kinh tế thị trường, không kinh doanh chỉ có con đường chết.
8. Phải tin vào bản thân mình. Điều này liên quan đến vấn đề rất khó là có thể đánh giá bản thân một cách chính xác hay không. Nói một cách đơn giản, nếu như chúng ta nghĩ mình có thể làm được, chúng ta sẽ có thể, chứ không phải là khi người khác nói "anh được đấy" thì bạn mới được. Đừng cười nhạo câu "con người có bao nhiêu sự liều lĩnh thì sẽ có bấy nhiêu sản nghiệp", tư tưởng cốt lõi của câu nói này là chính xác.
9. Nhất định phải tràn đầy niềm tin vào sự nghiệp của mình. Trong quá trình đi lại làm việc với đối tác kinh doanh, tinh thần hưng phấn, nhiệt tình, quên mình với công việc của bạn sẽ vô hình trung nảy sinh dần dần ảnh hưởng tích cực đối với họ.
10. Ai mà không muốn kinh doanh làm ăn với người mình thích và tin tưởng? Đây là một sự thực thường bị chúng ta xem nhẹ. Do đó, thiết lập uy tín là vô cùng quan trọng, bởi vì những việc lừa gạt, che giấu càng ngày càng không còn chỗ trên thị trường.
11. Sau khi đạt được một cuộc mua bán thành công, nhớ phải gửi một bức thư đến khách hàng của bạn thăm dò về thái độ vừa ý hoặc tán thưởng đối với sản phẩm hoặc sự phục vụ của bạn. Những tư liệu như vậy có thể trở thành những công cụ kinh doanh uy lực to lớn của chúng ta, cũng là biện pháp có tác dụng mạnh trong việc mở rộng uy tín của chúng ta.
12. Điểm mấu chốt luôn luôn phải kiên trì nhớ rõ là: Không bao giờ được dễ dàng từ bỏ! Vạn sự khởi đầu nan xây dựng sự nghiệp trên mạng cũng không phải ngoại lệ, khách hàng đầu tiên đến với bạn thường thường phải cần thời gian vài tháng. Nếu như bạn có thể làm tốt, vận dụng đầy đủ những kinh nghiệm này thì việc làm tiếp theo của bạn chính là hưởng thụ danh tiếng, tài lộc và cảm giác thành tựu do việc kinh doanh khởi nghiệp thành công đem lại.
>> Xem thêm: Công ty truyền thông
9 sai lầm cần tránh khi bán hàng trực tuyến
Bán hàng online có một lợi thế là lượng khách hàng truy cập rộng khắp. Tuy vậy, nếu bạn không cẩn thận trong khâu bán hàng cũng như chăm sóc khách hàng cũng dễ mất đi một lượng khách hàng nhất định.
Dưới đây là 9 sai lầm bạn cần tránh khi bán hàng trực tuyến:
1. Thông tin sản phẩm trên website bán hàng trực tuyến không chính xác
Giá cả sản phẩm và thông tin khuyến mãi là yếu tố quan tâm đầu tiên khi khách hàng ghé thăm website và chọn mua hàng.
Hào hứng và vui mừng khi tìm được một website bán sản phẩm mình đang cần mua với giá thấp cùng sản phẩm tặng kèm hấp dẫn hơn hẳn các nơi khác, nhưng khi liên hệ đặt mua, nhiều người đã thực sự thất vọng khi được nghe nhân viên “tỉnh bơ” thông báo rằng đó chỉ là thông tin cũ do kỹ thuật viên chưa kịp update.
Khi đó, mức giá mới hay chương trình khuyến mãi mới được cập nhật chẳng còn chút hấp dẫn nào nữa. Ngay khi nhà bán lẻ cung cấp cung cấp một món hàng chất lượng hơn, giá “hời” hơn so với các nơi khác nhưng khách hàng thì đã mất đi sự hứng thú mua sắm bởi họ có cảm giác mình bị lừa.
2. Nhân viên tư vấn thiếu kiến thức và kỹ năng bán hàng
Sau website, nhân viên tư vấn là nguồn lực quan trọng giúp khách hàng online có thêm thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Do đó, nhà bán lẻ sẽ tạo ra ấn tượng thiếu chuyên nghiệp nếu nhân viên không nắm đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng như chính sách của công ty.
Khách hàng không muốn tốn thời gian và cước phí điện thoại mà không được thông tin chính xác, đầy đủ. Thậm chí, công ty có thể lỡ mất đơn đặt hàng chỉ vì thông tin mà khách hàng được cung cấp từ nhân viên có thái độ thiếu thiện chí.
3. Hệ thống liên lạc không hiệu quả:
Các nick chat online luôn được bật sáng nhưng không có nhân viên trả lời, các cuộc gọi đến không có người bắt máy dù đang trong giờ làm việc. Đó chỉ là 2 trong số nhiều yếu tố khiến khách hàng mất thiện cảm với website và tìm đến một địa chỉ mua hàng mới.
Mua sắm online cần phải được hỗ trợ bằng một hệ thống thông tin liên lạc thông suốt vì khách hàng, rõ ràng không có nhiều thời gian để chờ đợi và họ đang có rất nhiều lựa chọn hấp hẫn khác chờ đón.
4. Không có lòng tin với khách hàng:
Yêu cầu thanh toán trước khi giao hàng có thể khiến người mua bị phiền phức và nảy sinh tâm lý thiếu an tâm về đơn hàng của mình. Dẫu vẫn xảy ra trường hợp khách hàng từ chối nhận hàng và thanh toán khi nhân viên nhà bán lẻ chuyển hàng đến, nhưng đánh đổi chi phí giao hàng để lấy sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng là việc nên làm.
Nhà bán lẻ không nên vì một (số) khách hàng mà nghi ngờ toàn bộ những khách hàng đến sau của mình. Bởi nếu người bán thực hiện đúng thỏa thuận giữa hai bên về việc mua bán, trường hợp khách từ chối nhận hàng sẽ là rất ít.
Lựa chọn hình thức mua hàng online với mong muốn tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và có được mức giá tốt hơn so với việc mua trực tiếp. Nhà bán lẻ cần nỗ lực cải thiện quy trình, hình thức bán hàng.
5. Coi nhẹ điều khách hàng thực sự tìm kiếm:
Khi các chủ doanh nghiệp lựa chọn và duyệt các thiết kế trang web cho công ty, với tư duy sáng tạo của mình, họ đôi khi có xu hướng “bị hấp dẫn” bởi những thứ “gây sốc và kích thích trí tò mò”, hay dễ có cảm tình với những thiết kế màu sắc bắt mắt hoặc nhiều hình ảnh. Đây thực chất là một nhu cầu rất dễ hiểu của con người – nhu cầu tạo ra sự khác biệt của riêng mình so với các đối thủ, tạo ra sự đa dạng và độc đáo cho trang web của mình.
Nhưng cũng chính từ nhu cầu này, nhiều doanh nghiệp lại vô tình lờ đi giá trị căn bản của trải nghiệm khách hàng trực tuyến.
“Hãy hỏi chính mình: Khi ai đó thăm trang web của bạn, người đó tìm kiếm cái gì?” – Drew Hendricks, một trong những tác giả của Forbes viết – “Có phải họ đang tìm kiếm đường đến văn phòng của bạn? Giá sản phẩm của bạn? Hay những mẫu sản phẩm/thiết kế, dự án bạn đã làm? Nếu như khách hàng không thể dễ dàng tìm thấy thông tin họ đang cần ngay trên trang đích đến, còn được gọi là landing page, sau khi click chuột vào mẫu quảng cáo dẫn đến trang web của bạn, tất cả những thứ đồ hoạ hoa mỹ sẽ chẳng là gì, và tất nhiên, chúng sẽ không thể giúp bạn “giành” được người khách hàng tiềm năng đó”.
2. Phức tạp hóa trải nghiệm của người dùng:
Tương tự như trên, khi thiết kế một website bán hàng, việc để quá nhiều chữ, hoặc sử dụng quá đà những hình ảnh màu mè trên trang đích đến, chắc chắn sẽ khiến khách hàng của bạn muốn rời xa bạn ngay lập tức.
Hãy nhớ rằng, khách hàng sẽ không “đọc” mọi thứ trên trang web của bạn. Nội dung thông điệp bạn muốn truyền tải, cùng với những hình ảnh và đồ họa hỗ trợ cần phải dễ dàng cho người dùng, giúp họ hiểu ngay khi đọc lướt, trong khi vừa cung cấp đủ thông tin và đủ tính thuyết phục.
“Trong truyền thông số, những khoảng trắng cũng có tầm quan trọng giống hệt như trong quảng cáo truyền thống” – Giám đốc marketing của Advertise.com, Jordan Bell nhấn mạnh – “Và hãy nhớ rằng, ngoài thông điệp bạn đang muốn giao tiếp với khác hàng, bạn càng đưa cho họ nhiều lựa chọn ngoài lề bao nhiêu, họ càng không quan tâm bấy nhiêu”.
Những bí kíp bỏ túi:
- Hãy chắc chắn rằng mỗi trang trong website của bạn đều có thông điệp kêu gọi hành động, còn được biết đến là “call-to-action”.
- Đừng làm phiền khách hàng bằng cách yêu cầu họ đăng ký hoặc cung cấp email để có thể tiếp tục xem thông tin trên trang web của bạn. Họ sẽ sẵn lòng rời bỏ trang web của bạn thay vì tiết lộ thông tin cá nhân.
Bên cạnh trang web doanh nghiệp, các kênh truyền thông mạng xã hội chính là nơi bạn sẽ có tương tác và gắn kết nhiều nhất với các khách hàng tiềm năng. Bạn cũng cần tuân theo những “phép lịch sự tối thiểu” trong truyền thông số, để những nỗ lực gắn kết khách hàng với thương hiệu của bạn không tạo ra “hiệu ứng ngược”.
7. Cố gắng tiếp cận tất cả các mạng xã hội theo phương pháp “vô ích”:
Có vẻ như các khách hàng tiềm năng của bạn đều đang “ẩn nấp” đâu đó trên các mạng xã hội, nhưng việc nỗ lực có mặt trên tất cả các mạng xã hội là một cách tiếp cận ngắn hạn và sẽ không đem lại hiệu quả gì.
Thay vào đó, hãy tập trung vào các kênh mạng xã hội nơi các khách hàng tiềm năng của bạn có tần suất xuất hiện cao nhất. Nội dung hay chủ đề gì hấp dẫn họ nhất? Bạn sẽ có thể đóng góp gì vào những cuộc đối thoại này? Để thu lợi nhiều nhất từ mỗi đồng chi phí được đầu tư vào mạng xã hội, hãy tập trung nỗ lực của bạn vào những kênh này và đặt ra một lịch trình thường xuyên để đăng tải những nội dung có giá trị.
“Cập nhật thông tin chéo, đăng tải những mẩu chuyện vui, video, đưa ra các câu hỏi đố vui…sẽ có ích, nhưng bạn cần có một lịch trình đăng tải nội dung đều đặn và cần theo chặt lịch trình này” chuyên gia marketing số, Brett Relander nói. “Khách hàng của bạn sẽ dần quen với sự có mặt của bạn và sẽ biết rằng bạn đang cố gắng tương tác và duy trì mối quan hệ với họ”.
8. Nuông chiều bản thân với những “lời ca ngợi”:
Có thể nói, không có cách nào khiến bạn “mất điểm” trong mắt khách hàng tiềm năng nhanh hơn việc liên tục nói với họ trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Twitter… rằng sản phẩm hay thương hiệu của bạn tốt đến như thế nào. Những người dùng mạng xã hội, đặc biệt nhạy cảm và rất hiểu những chiêu thức quảng cáo cá nhân, dù là bạn có giỏi che giấu như thế nào.
9. Tranh cãi với khách hàng trên mạng:
Các kênh mạng xã hội hiện nay, đặc biệt là Facebook, chính là những nơi lý tưởng mà khách hàng thường lựa chọn để phàn nàn về những trải nghiệm của họ đối với một sản phẩm hay dịch vụ.
Thật là không dễ chịu gì khi thấy tên tuổi của mình bị bôi nhọ dù ở bất kỳ văn cảnh nào, tuy nhiên, dù bạn có cảm giác như thế nào về lời phàn nàn đó, nó có chính xác hay không, đừng bao giờ phản hồi một cách khó chịu, bực dọc hay biện hộ một cách kịch liệt cho mình.
Việc tranh cãi với khách hàng không những không dẫn đến đâu, mà còn càng đẩy họ xa bạn hơn. Họ có thể sẽ không muốn theo dõi những hoạt động của doanh nghiệp của bạn nữa, và thậm chí, không bao giờ cân nhắc mua hàng của bạn dù họ có nhu cầu.
Điều này nghe có vẻ rất ít khi xảy ra với các chủ doanh nghiệp. Nhưng chỉ cần trang Facebook của bạn được quản lý bởi một nhân viên ít kinh nghiệm hoặc chưa từng được đào tạo để xử lý những tình huống tương tự, hoặc đôi khi, một nhân viên nào đó trong công ty bạn, do không thể kiềm chế được cảm xúc, đưa ra những lời nhận xét bực mình với khách hàng ngay trên trang Facebook của công ty. Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt này lại có thể khiến nỗ lực của cả đội nhóm trước đó bị đổ xuống sông xuống bể.
Thừa nhận vấn đề, nỗ lực giải quyết vấn đề đó trước mặt tất cả khách hàng, để họ ghi nhận rằng bạn đang áp dụng cách giải quyết lấy khách hàng làm trọng tâm. Mục tiêu của bạn ở đây là – với tất cả những kênh truyền thông số – tạo ra cho những khách hàng hiện tại và tiềm năng cảm giác được đối xử với sự tôn trọng và những nhu cầu của họ được đặt lên trên hết những nhu cầu của bạn.
Nguồn: http://congtytruyenthong.com.vn/kinh-nghiem-de-ban-duoc-hang-truc-tuyen-114.html
Đăng bởi Uyên Vũ Tags: bán hàng, bán hàng trực tuyến, hàng hóa, kinh doanh trực tuyến, kinh nghiệm, sản phẩm