Mắt kính Ray Ban chính hãng sang tay
Thông tin thương hiệu Ray Ban
Ngày thành lập:1937
Xuất xứ:Ý
Thương hiệu Rayban là thương hiệu hàng đầu về mắt kính trên toàn thế giới, được sáng lập bởi tập đoàn Bausch & Lomb sau lời đề nghị của quân đội Mỹ về việc sáng chế một loại kính dành cho phi công. Năm 1937, sản phẩm mắt kính Aviator ra đời và nhanh chóng trở thành cơn sốt trong giới yêu thời trang cho đến tận bây giờ. Nối tiếp thành công, Rayban tiếp tục giới thiệu nhiều mẫu kính mới như: Rayban Wayfarer, Outdoors man… Các dòng kính thời trang của Rayban dù ra mắt từ lâu nhưng vẫn được ưa chuộng vì phù hợp với mọi thời đại.
Năm 1939, Rayban cho ra mắt một phiên bản mới của dòng Aviator gọi là Outdoorsman. Nó được thiết kế cho các nhóm người đam mê săn bắn, câu cá với đặc trưng là một thanh ngang ở phía trên để ngăn mồ hôi rơi vào mắt. Ngoài ra, kính Outdoorsman còn có miếng đệm cuối để phân biệt vơi các mắt kính thuộc dòng Aviator.
Vào những năm 1940, mặt kính chuyển sắc được giới thiệu. Chúng được phủ một lớp tráng đặc biệt ở mặt kính để tăng cường bảo vệ.
Năm 1952, Rayban tạo ra một dòng kính mới mang phong cách cổ điển với khung nhựa: Rayban Wayfarer. Chúng nhanh chóng trở nên phổ biến ở Hollywood. Công ty này cũng tiên phong trong sản xuất bọc màng kính.
Năm 1965, các dòng sản phẩm Olympian I và II được giới thiệu và trở nên nổi tiếng khi Peter Fonda mang chúng trong năm 1969 với bộ phim Easy Rider.
Năm 1968, Rayban giới thiệu dòng Balorama, được biết đến nhiều nhất như kính mát Harry Callahan trong phim Magnum Force năm 1973 .
Năm 1999, chủ sở hữu Bausch & Lomb bán thương hiệu cho công ty mắt kính Luxottica của Ý. Để cạnh tranh với các nhà sản xuất khác, Rayban giới thiệu một loạt các thiết kế thể hiện sự sáng tạo và kiểu dáng đẹp như: Predators, Inertia, Prophecy, Gatsby, Sidestreet and Cutters.
>> Mắt kính Ray Ban chính hãng sang tay
Phân biệt Kính ray ban thật và ray ban nhái
Phân biệt kính ray ban thật và ray ban nhái đơn giản giúp bạn chọn mua được những chiếc kính ray ban chính hiệu, cao cấp và chất lượng nhất
Chiếc kính là để bảo vệ đôi mắt của bạn, và ngày nay không chỉ dừng lại ở đó chiếc kính còn làm đẹp cho bạn, tôn lên phong cách và đẳng cấp của bạn. Chính vì những nhu cầu kính mắt này mà thị trường có biết bao nhiêu thương hiệu nổi tiếng cùng những kiểu dáng đa dạng cho bạn lựa chọn.
Nhưng cũng chính vậy mà hiện tượng hàng thật hàng giả ngày càng trở nên là vấn để đáng lo ngại của người mua hàng, làm cho người tiêu dùng luôn mang tâm lý sợ mua hố, mua lầm, sài hàng nhái, hàng giả, hàng fake. Siêu thị thời trang xin giới thiệu tới các bạn cách phân biệt kính Ray Ban thật và Ray Ban nhái hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn mỗi khi mua hàng.
Người chơi kính RayBan chỉ cần nhìn qua là biết hàng thật hay hàng nhái, ngoài các trường hợp nhái siêu hạng, nhái cấp 1. Vì vậy đôi khi phân biệt kính RayBan còn nằm ở các chi tiết xem như đơn giản có thể phân biệt hàng thật giả, hàng thật giả không nằm ở bản thân chiếc kính mà ở các phụ kiện của 1 cái kính. Chúng có thể là bao da, khăn lau bụi, hộp hoặc tem dán trên tròng kính.
Thứ nhất: Bạn đừng quên quan sát trên chiếc khăn lau bụi. Đối với hàng thật biểu tượng Ray-ban có chữ R nhỏ ở cuối nhỏ và nét. Nhưng đối với hàng fake sẽ không có chữ R hoặc có những lại rất to.
Thứ 2: Bao da với chất liệu tốt chỉ cần một chút tinh tế là các bạn có thể nhận thấy được bằng mắt thường. Đường kim mũi chỉ nhỏ và đều, không to, không lỗi. Trên bao da có nhãn Rayban hình tròn ở góc trái. Chú ý với nhãn này như sau: có chữ R, hình hoa thị nằm ở chính giữa hình tròn, không lệch sang bên nào. Khuy bấm có chữ Rayban dập chìm (một số mẫu có thể không có) nhưng nếu có thì chắc chắn có chữ R
Phân biệt kính mắt ray ban thật, ray ban nhái qua hộp bao da đựng kính
Thứ ba: Đối với những hàng fake khi bạn mở bên trong bao da sẽ là lớp nhung màu đỏ. Còn với bao da của RayBan thật thì là một lớp nhung màu đen, sờ vào thấy êm và không cứng.
Thứ tư: Bạn hãy để ý đến một miếng gián nhỏ thể hiện loại kính (G15) được in sắc nét. Đối với hàng fake thì vòng tròn đen lệch xa với viền vàng và màu sắc của nó cũng không đúng với màu thật là sắc vàng lá, ở hàng fake là màu vàng yellow điều này rất rễ nhận biết.
Thứ năm: Khi nhìn qua mắt kính thật, mọi đồ vật được nhìn rất rõ ràng và không bị khúc xạ. Mắt kính nhìn cũng rất trong.
Thứ sáu: Chữ Rayban ở mắt kính bên phải in sắc nét. Không đậm và quá trắng. Khi sờ vào không thấy bị mờ. Ở mắt bên trái có chữ RB khắc chìm bằng Laser nhìn rất sắc nét. Đặc điểm này bạn cần tinh ý một chút để nhận biết.
Thứ bảy: càng kính phải có chữ CE sắc nét.
Thứ tám: Dòng 3025 & 3026: Phải có chữ RB3025 Aviator Large Metal + mã kính + cỡ kính.
Thứ chín: Khi bạn nhìn thấy chiếc gọng kính hàng fake sẽ không thấy có đường cong ở phần đuôi. ở gọng kính thật, sờ gọng kính rất mượt, có vuốt cong ở phần đuôi.
Thứ mười: Đỡ mũi bằng plastic mềm và trong (không phải nhựa cứng và đục như hàng fake), chi tiết sắc sảo, với chữ RB in chìm. Khuy có hình elip. Gọng kính sắc nét và được trau chuốt, không gồ gề, phần nối giữa gọng kính và mắt kính được chuốt rất kĩ, không thô và vuông như hàng fake.
Chỉ những lưu ý nhỏ là bạn có thể lựa chọn cho mình chiếc kính chính hãng RayBan. Hãy so sánh và lưu ý kỹ tới những điểm quan trọng mà bài viết đã đưa trên đây để không mua phải hàng nhái bạn nhé!
4 rủi ro khi mua hàng xách tay
Không phải món hàng ngoại xách tay nào cũng tốt, giá hợp lý, ngay cả những người rành mua cũng rất dễ bị mất tiền oan.
1. Hàng giả
Hàng xách tay là nhóm hàng nhập khẩu không chính thức, không phải chịu thuế vì thế người tiêu dùng khó nắm biết được xuất xứ sản phẩm rõ ràng. Hàng này có thể được thu gom ở nhiều nơi, qua nhiều trung gian khác nhau trước khi đưa về nước. Nhiều lúc, người bán hàng cam kết nhập hàng từ Mỹ nhưng không ít món đồ có xuất xứ từ Trung Quốc.
Do vậy, nếu không am hiểu và tinh ý sẽ mua phải hàng không đúng nguồn gốc. Để tránh rủi ro, người tiêu dùng cần mua ở những địa chỉ đáng tin cậy, kiểm tra nhãn mác của đơn vị sản xuất kỹ càng và so sánh đặc điểm nhận biết với hàng chính gốc.
Ngoài nguy cơ hàng giả, sản phẩm “xách tay” do không được bảo quản, vận chuyển đúng quy trình, đặc biệt là hàng thực phẩm nên chất lượng có thể bị ảnh hưởng. Chị Hạnh, ở quận 2, TP HCM chia sẻ, chị từng mua sữa xách tay của một người bạn ở nước ngoài mang về, nhưng khi thấy những dấu hiệu lạ trong hộp sữa chị đã làm việc lại với người bán.
Tuy nhiên, vì là hàng xách tay nên ngay cả người bán cũng không biết cách nào để đổi hàng và kiến nghị ai. Cho nên, theo kinh nghiệm của chị Hạnh, cả người bán và người mua hãy thận trọng và chỉ nên chọn mặt hàng kém rủi ro nhất.
2. Không được bảo hành.
Đây cũng chính là yếu tố khác biệt giữa hàng chính hãng và xách tay, khiến người dùng phải chịu rủi ro rất cao. Nếu may mắn chọn được món hàng tốt thì không sao, ngược lại, mua phải món hàng bị lỗi sẽ rất khó trả hàng. Người dùng sẽ không được hưởng chế độ bảo hành theo quy định tại Việt Nam, mà chỉ được cam kết bảo hành tại chính cửa hàng bán ra, thời gian bảo hành tùy thuộc vào từng cửa hàng, thậm chí có những nơi không hề bảo hành.
Mặt khác, dù được cam kết đổi hàng, cũng phải đợi trong một thời gian dài. Nếu sửa chữa và thay linh kiện, người mua cũng khó biết được nguồn hàng có chất lượng hay không.
3. Sản phẩm sắp hết hạn
Thông thường, khi kinh doanh đa phần người bán luôn muốn mua được món hàng có thương hiệu với giá rẻ. Do đó, vì ham lãi cao họ dễ gom những sản phẩm giá rẻ mà không để ý quá nhiều đến hạn sử dụng. Nhiều món hàng được gom vào các mùa đại hạ giá, có khi rẻ bằng 1/3 giá bán ban đầu. Chính vì vậy, rất nhiều sản phẩm xách tay có hạn sử dụng còn ngắn, nếu không tinh ý hoặc không để ý đến yếu tố này người mua dễ dàng mất tiền oan khi mua hàng, đặc biệt là mỹ phẩm.
4. Dễ bị tráo đổi linh kiện
Đối với các mặt hàng điện tử, đặc biệt là những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, rất hay bị tráo đổi linh kiện. Nhiều sản phẩm còn được ngụy trạng đẹp mắt hơn cả hàng chính hãng nên khi mua nhầm thiết bị bị tráo linh kiện rất dễ gặp lỗi và mất độ ổn định.
Nguồn: http://hangsangtay.com/mat-kinh-ray-ban-chinh-hang-sang-tay-9.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: hàng hiệu sang tay, hàng hiệu xách tay, Hàng sang tay, hàng xách tay, Mắt kính Ray Ban, mua Mắt kính Ray Ban, phân biệt Mắt kính Ray Ban thật giả